Làm việc và tiền lương

This page was last updated on: 2023-06-13

Mức lương tối thiểu

Theo quy định tại Điều 91 của Bộ luật Lao động 2019, mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ dựa trên các điều kiện về kinh tế và xã hội của địa phương cũng như mức lương bình quân trên thị trường lao động.

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia. Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan ba bên gồm đại diện của Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động. Mức lương tối thiểu được xác định theo giờ, theo ngày và theo tháng cho các ngành và các vùng khác nhau.

Mức lương tối thiểu vùng được áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động. Tiền lương có thể được xác định bởi thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao (thông qua hợp đồng lao động) cũng như thông qua các Thỏa ước lao động tập thể, tuy nhiên mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ công bố.

Tiền lương tháng trả cho người lao động thực hiện các công việc đơn giản nhất (người lao động không có tay nghề) trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Các doanh nghiệp tùy theo địa bàn hoạt động căn cứ mức lương tối thiểu vùng cần xây dựng thang lương, bảng lương và bảng lương năng suất lao động để trả lương cho người lao động. Mức lao động này sẽ bằng giá trị trung bình mà hầu hết người lao động kiếm được mà không cần phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn của họ, và phải được thử nghiệm trước khi được giới thiệu và áp dụng chính thức. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện có liên quan (nếu có). Các thang đo thông số này được sử dụng như là cơ sở cho việc tuyển dụng lao động, đàm phán lương và trả lương. Người sử dụng lao động phải công bố công khai thang bảng lương tại nơi làm việc trước khi thực hiện. 

Người sử dụng lao động và người lao động đang trong quá trình thử việc có thể thỏa thuận về mức lương thử việc, nhưng ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương bình thường của công việc đó. Nếu một người học việc (trong thời gian học nghề, đào tạo nghề) trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất ra sản phẩm để bán, tiền lương phải được thỏa thuận giữa các bên (người học việc và doanh nghiệp). Lao động thời vụ được hưởng mức lương và các khoản chi bổ sung khác tương tự như những người lao động khác.

Sự đảm bảo việc tuân thủ các quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm tiền lương tối thiểu, là trách nhiệm của Thanh tra Bộ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA).

Theo Điều 13 của Nghị định 2013, nếu một người sử dụng lao động trả cho người lao động của họ mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định, thì người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm:

(a)   bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, nếu vi phạm có liên quan tới 01 đến 10 người lao động;

(b)  bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, nếu vi phạm có liên quan tới 11 đến 50 người lao động; và

(c)   bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng, nếu vi phạm có liên quan đến từ 51 người lao động trở lên.

Ngoài ra, Nghị định cho phép đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp từ một đến ba tháng để thanh toán tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ tuyên bố.

Các quy định của Bộ luật Lao động mới (2019) và Nghị định thi hành (2020) được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Nguồn: Điều 26, 61, 91-93, 212 (5)  của Bộ luật Lao động năm 2019, áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2021; Điều 49-53 của Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.

Kỳ hạn trả lương

Người sử dụng lao động có thể trả lương theo thời gian (hàng giờ, hàng ngày hoặc hàng tháng), theo công việc hoặc theo sự hoàn thành nhiệm vụ. Mức lương phải được tính bằng VNĐ, trừ khi người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Người sử dụng lao động phải cung cấp cho người lao động một phiếu ghi rõ mức lương, tiền làm thêm giờ, tiền lương làm đêm và các khoản khấu trừ (nếu có), mỗi khi trả lương. Người sử dụng lao động và người lao động cần đạt được một thỏa thuận về việc trả lương theo thời gian, theo sản phẩm (lương khoán) hay một số tiền cố định. Lương phải được trả bằng tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản ngân hàng cá nhân của người lao động. Trường hợp chuyển khoản thì người sử dụng lao động phải thanh toán chi phí mở tài khoản và chuyển khoản.

Tiền lương có thể được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Người lao động phải được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn (như đã thỏa thuận trong Hợp đồng lao động). Trong trường hợp tiền lương không được thanh toán đúng hạn, việc trả lương không được chậm hơn 01 tháng (kể từ ngày đến hạn trả lương) trong trường hợp bất khả kháng. Nếu việc trả lương chậm hơn 15 ngày, người sử dụng lao động phải trả cho người lao thêm một khoản tiền tương đương với các khoản nợ lương nhân với trần lãi suất tiền gửi một tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán.

Theo quy định của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả lương cho người lao động: ít nhất một lần trong 15 ngày cho người lao động được xác định trả lương theo giờ, ngày, tuần; ít nhất mỗi tháng một lần hoặc hai tuần một lần đối với người lao động được xác định trả lương theo tháng; và theo thỏa thuận giữa các bên, đối với người lao động có mức lương được xác định theo thành phẩm, sản phẩm (hoàn thành nhiệm vụ) và công việc. Trường hợp công việc phải thực hiện trong nhiều tháng thì tiền lương tháng được ứng trước theo khối lượng công việc đã thực hiện trong tháng.

Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng các công cụ và thiết bị của người sử dụng lao đến mức xác định theo quy định của Bộ luật Lao động. Người lao động phải được thông báo về những lý do khấu trừ tiền lương của mình, tuy nhiên mức khấu trừ không được vượt quá 30% tiền lương hàng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và thuế thu nhập.

Các quy định của Bộ luật Lao động mới (2019) và Nghị định thi hành (2020) được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Nguồn: Điều 94-76 & 102 của Bộ luật Lao động, 2019; Điều 54 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.

Các quy định về làm việc và tiền lương

  • Luật Lao động, 2012 / Labour Code, 2012
Loading...