Lao động Trẻ em

This page was last updated on: 2023-06-13

Trẻ em dưới 15 tuổi

Hiến pháp nghiêm cấm việc tuyển dụng lao động trẻ em dưới độ tuổi tối thiểu. Độ tuổi lao động tối thiểu là 15 tuổi. Người sử dụng lao động có thể thuê người dưới 15 tuổi (tối thiểu là 13 tuổi) để thực hiện các công việc nhẹ được quy định trong danh mục ban hành bởi Bộ LĐTBXH. Khi tuyển dụng lao động dưới 15 tuổi, người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động với người đại diện pháp luật trong thỏa thuận với người lao động chưa thành niên; bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến việc học tập ở trường của người lao động; và đảm bảo điều kiện làm việc, an toàn và vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi của lao động chưa thành niên. Hiến pháp bảo đảm miễn phí giáo dục phổ thông cơ sở bắt buộc. Chỉ có giáo dục tiểu học là bắt buộc.

Sử dụng lao động chưa thành niên bị cấm trong các công việc sau: mang, vác các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên; sản xuất và sử dụng, vận chuyển các hoá chất, khí gas, chất nổ; bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc; phá dỡ công trình xây dựng; nấu, thổi, đúc, cán, dập, và hàn kim loại; lặn biển, đánh bắt cá xa bờ; và các công việc khác gây tổn hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên. Tuyển dụng lao động chưa thành niên bị cấm làm việc ở nơi sau đây: dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm; công trường xây dựng; cơ sở giết mổ gia súc; sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm hơi và phòng xoa bóp; và nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên.

Thời gian làm việc của người lao động chưa thành niên (dưới 15 tuổi) không được vượt quá 04 giờ trong một ngày và 20 giờ trong một tuần. Người lao động từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được làm việc quá 08 giờ/ngày và 40 giờ/tuần và có thể làm việc vào ban đêm hoặc làm thêm giờ theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Không sử dụng lao động chưa thành niên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. Không được sử dụng lao động chưa thành niên để sản xuất và kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, các chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và người dưới 15 tuổi tham gia lao động và được học tập văn hóa.

Các quy định của Bộ luật Lao động mới (2019) và Nghị định thi hành (2020) được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Nguồn: Điều 35 & 61 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (số 18/2013/L-CTN); Điều 143-147 Bộ luật Lao động, 2019; Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH.

Tuổi lao động tối thiểu cho công việc nguy hiểm

Độ tuổi tối thiểu cho người lao động làm công việc nguy hiểm là 18 tuổi. Người lao động chưa thành niên là người từ 15 tuổi đến 18 tuổi. Người sử dụng lao động có thể ký hợp đồng lao động với lao động chưa thành niên với các điều kiện sau đây: giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày và 40 giờ trong một tuần; được nghỉ 14 ngày nghỉ phép hàng năm; không được làm việc thêm giờ và làm việc vào ban đêm (ngoại trừ trong một số trường hợp được phép của Bộ LĐTBXH); và cấm làm các công việc nặng nhọc và nguy hiểm.

Người lao động dưới 18 tuổi bị cấm mang, vác các vật nặng vượt quá thể trạng họ (không vượt quá 15kg đối với nam/12 kg đối với lao động nữ từ 15-16 tuổi và không vượt quá 30 kg đối với nam/25 kg đối với lao động nữ 16-18 tuổi. Những công việc khác bị cấm bao gồm: sử dụng hoặc vận chuyển hoá chất, xăng dầu, chất nổ; bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc, phá dỡ công trình xây dựng; nấu, thổi, đúc, cán, dập và hàn kim loại; vận hành nồi hơi; làm việc như thủ kho hoặc trợ lý tại kho hóa chất, thuốc nhuộm; làm việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất gây đột biến gen, hóa chất gây hại lâu dài đến sức khỏe sinh sản, hóa chất gây ung thư và các hóa chất độc hại; làm việc tiếp xúc với các dung môi như in ấn.

Người lao động dưới 18 tuổi bị cấm trong các môi trường không tuân thủ các quy định và các tiêu chuẩn an toàn pháp lý về các yếu tố như điện từ trường, độ rung, tiếng ồn, nhiệt độ, bụi silic, bụi không chứa silic, bụi bông, bụi amiăng; làm việc dưới nước, dưới lòng đất; công trường xây dựng.

Pháp luật quy định nghiêm cấm làm việc trong hơn 4 giờ mỗi ngày trong một không gian không thoải mái và hẹp, đôi khi đòi hỏi người lao động phải quỳ gối, hoặc cúi xuống; làm việc trên giàn giáo cao hoặc dây thừng treo cao hơn 3 mét so với sàn nhà; làm việc trên những ngọn đồi và núi với độ dốc trên 30 độ cũng như tiếp xúc với các yếu tố có thể gây bệnh truyền nhiễm. Một Nghị định năm 2013 cũng đưa ra danh sách của 79 công việc bị cấm đối với người lao động dưới 18 tuổi.

Theo quy định của Bộ luật Hình sự, những người sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định, gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Người sử dụng lao động phải lập sổ để theo dõi các điều kiện làm việc của người lao động chưa thành niên. Cuốn sổ phải ghi lại các thông tin sau: tên đầy đủ; ngày tháng năm sinh; công việc; và kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ. Hồ sơ về những người lao động dưới 18 tuổi nên bao gồm cả những người lao động đang làm việc tại các cơ sở bên trong và bên ngoài nhà máy.

Các quy định của Bộ luật Lao động mới (2019) và Nghị định thi hành (2020) được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Nguồn: Điều 113(1b), 143-147Bộ luật Lao động, 2019; Điều 228 Bộ luật Hình sự (Số 15/1999/QH10), được sửa đổi lần cuối năm 2009 (số 37/2009/QH12); Thông tư số 10/2013/TTBLĐTBXH.

Quy định về lao động trẻ em

  • Luật Lao động, 2012 / Labour Code, 2012
Loading...