This page was last updated on:
2023-06-13
Người sử dụng lao động phải quan tâm
Bộ luật Lao động đặt trách nhiệm cho tất cả các bên tham gia phải đảm bảo an toàn nơi làm việc và yêu cầu mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Người dụng lao động phải đảm bảo môi trường làm việc đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; và đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại liên quan sức khỏe và an toàn lao động.
Người sử dụng lao động cũng phải đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của người lao động và môi trường (bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh lao động) khi xây dựng mới hoặc cải tạo các cơ sở mới hoặc khi mua sắm các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.
Người sử dụng lao động phải bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, sức nóng, độ ẩm, tiếng ồn, độ rung, và các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra, đo lường. Người sử dụng lao động cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quốc gia về an toàn và vệ sinh lao động đã được công bố và áp dụng. Người sử dụng lao động phải kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; định kỳ kiểm tra và bảo dưỡng các máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng.
Người lao động cũng có các nghĩa vụ nhất định trong việc đảm bảo sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc bao gồm: chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao; sử dụng và bảo dưỡng các thiết bị bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có yêu cầu của người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động phải cử người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và sử dụng từ 10 lao động trở lên, người sử dụng lao động phải cử người có chuyên môn phù hợp làm cán bộ chuyên trách về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trước tiên phải được huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), người sử dụng lao động có nghĩa vụ xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Người lao động có nghĩa vụ tuân thủ các quy định về ATVSLĐ; báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động.
Nguồn: Điều 132, 133 và 134 của Bộ luật Lao động năm 2019; Điều 6 & 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động (Luật số 84/2015//QH13).
Bảo hộ miễn phí
Bộ luật Lao động quy định người lao động làm các công việc nguy hiểm và/hoặc độc hại phải có đầy đủ quần áo bảo hộ và các thiết bị bảo hộ. Các trang bị bảo hộ lao động cá nhân phải đạt các tiêu chuẩn về chất lượng. Người lao động cũng phải sử dụng các thiết bị bảo hộ này theo các quy định đã được công bố của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Nghị định của Bộ LĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân. Phương tiện bảo bảo vệ cá nhân được người sử dụng lao động trang cấp cụ thể bao gồm: phương tiện bảo vệ cho đầu, mắt và khuôn mặt, cơ quan thính giác, cơ quan hô hấp, tay, chân, thân thể, thiết bị bảo hộ phòng chống ngã từ trên cao và chống điện giật. Người lao động tiếp xúc với các yếu tố sau đây (hoặc làm việc trong các điều kiện làm việc sau đây) phải được cung cấp phương tiện bảo hộ lao động: tiếp xúc với các yếu tố vật lý bất lợi; tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại; tiếp xúc với các môi trường sinh học có hại và môi trường làm việc không thuận lợi (virus, vi khuẩn có hại, côn trùng gây hại; phân ô nhiễm, nước, rác thải, nước thải; các yếu tố sinh học có hại khác); và làm việc với các máy móc, thiết bị, công cụ lao động, hoặc ở các vị trí có nguy cơ cao về tai nạn lao động; làm việc trên cao, trong các hầm mỏ, và nơi thiếu dưỡng khí; làm việc dưới nước, trong rừng hoặc ở điều kiện lao động nguy hiểm và độc hại khác.
Người sử dụng lao động phải trang bị các thiết bị bảo vệ cá nhân cho người lao động miễn phí và nghiêm cấm việc người sử dụng lao động trả tiền thay cho trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân hoặc giao tiền cho người lao động mua các thiết bị bảo hộ cá nhân.
Người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn để người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo hộ cá nhân thích hợp và phải giám sát chặt chẽ việc sử dụng các phương tiện này. Người sử dụng lao động phải bố trí nơi cất giữ và bảo trì các phương tiện bảo hộ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, hoặc người chế tạo các phương tiện bảo hộ cá nhân này.
Luật An toàn, vệ sinh lao động yêu cầu người sử dụng lao động có nghĩa vụ cung cấp trang thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) cho người lao động tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm, độc hại. Người lao động cũng có nghĩa vụ sử dụng đúng các PPE trong quá trình làm việc. Người sử dụng lao động phải thực hiện công nghệ, biện pháp kỹ thuật và trang thiết bị để loại trừ hoặc giảm thiểu các yếu tố độc hại và cải thiện điều kiện làm việc. Người sử dụng lao động cũng có nghĩa vụ hướng dẫn người lao động trong việc sử dụng PPE và giám sát việc người lao động sử dụng các phương tiện này. Người sử dụng lao động không được trả tiền cho người lao động thay thế cho PPE, hoặc yêu cầu người lao động tự mua PPE cho mình hoặc thu tiền của người lao động để mua PPE.
Các quy định của Bộ luật Lao động mới (2019) và Nghị định thi hành (2020) được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Nguồn: Thông tư số 10/1998/TTBLÐTBXH; Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH; Điều 5 và Điều 21 của Bộ luật Lao động, 2019; Điều 23 Luật An toàn vệ sinh lao động (Luật số 84/2015/QH13).
Đào tạo
Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao động (thông tin, tuyên truyền); hướng dẫn quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người đến thăm quan, làm việc tại cơ sở thuộc phạm vi quản lý của người sử dụng lao động.
Một thông tư của Bộ LĐTBXH chia người lao động thành bốn nhóm và yêu cầu các hình thức huấn luyện khác nhau cho các nhóm này. Nhóm 1 gồm các nhà quản lý, bao gồm cả giám đốc và phó giám đốc các doanh nghiệp; người đứng đầu và cấp phó các chi nhánh của doanh nghiệp; người phụ trách nhân sự và điều hành; và người giám sát sản xuất hoặc các vị trí tương đương. Nhóm thứ hai bao gồm cán bộ chuyên trách toàn thời gian và bán thời gian về an toàn, vệ sinh lao động và cán bộ quản lý kiêm phụ trách công tác an toàn vệ sinh lao động. Nhóm thứ ba bao gồm những người làm việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động. Nhóm thứ tư bao gồm những người lao động mà không thuộc ba nhóm trên (bao gồm cả người học nghề, lao động thử việc, người lao động nước ngoài và người lao động trong nước).
Việc huấn luyện nhóm thứ 3 phải đảm bảo các nội dung sau đây: các chính sách và quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động; tổng quan về công việc và máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động; các yếu tố nguy hiểm và có hại khi làm việc và vận hành các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động hoạt động và kỹ thuật an toàn lao động khi vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện nhóm trên ít nhất là 30 giờ. Việc đào tạo phải được tổ chức hai năm một lần với thời gian tương đương với ít nhất là một nửa của lần huấn luyện đầu tiên. Các chứng chỉ đào tạo có giá trị hai năm. Việc huấn luyện cho nhóm 4 bao gồm các kiến thức chung về an toàn vệ sinh lao động và yêu cầu an toàn vệ sinh lao động của một công việc cụ thể. Thời gian huấn luyện lần đầu tiên tối thiểu là 16 giờ. Việc huấn luyện phải được tổ chức hàng năm với thời gian bằng ít nhất là một nửa của lần huấn luyện đầu tiên.
Theo Luật ATVSLĐ, người sử dụng lao động phải tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền và huấn luyện về công tác ATVSLĐ; trang bị đầy đủ các phương tiện sơ cấp cứu và kiểm soát bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện về an toàn lao động và sức khỏe cho người lao động, người học nghề và thực tập sinh khi tuyển dụng; và hướng dẫn các quy định về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho khách đến nơi làm việc do mình quản lý. Người lao động làm các công việc đòi hỏi các quy định về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp nghiêm ngặt phải tham gia các khóa đào tạo về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, tham dự kỳ thi sát hạch và được cấp chứng chỉ.
Các quy định của Bộ luật Lao động mới (2019) và Nghị định thi hành (2020) được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Nguồn: Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH về Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động; Bộ luật Lao động (Luật số 45/2019/QH14); Điều 13-14 & 72 Luật An toàn, vệ sinh lao động (Luật số 84/2015//QH13).
Hệ thống thanh tra lao động
Việt Nam đã ban hành luật riêng về Thanh tra trong nước năm 2004 và Luật mới thay thế vào năm 2010. Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) là cơ quan thanh tra nhà nước về lao động. Bộ phận thanh tra về việc chấp hành các chính sách về lao động, Bộ phận thanh tra về an toàn vệ sinh lao động và Bộ phận Chính sách trẻ em và Xã hội của thanh tra Bộ LĐTBXH đảm bảo việc tuân thủ pháp luật lao động, quy định về an toàn, vệ sinh lao động cũng như việc thanh toán bảo hiểm xã hội và điều tra tai nạn lao động.
Thanh tra viên cũng có nghĩa vụ điều tra các hành vi vi phạm quy định, đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến thành lập tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp, việc đàm phán và thực hiện thỏa ước lao động tập thể, và việc giải quyết tranh chấp lao động.
Thanh tra lao động cung cấp thông tin và tư vấn kỹ thuật cho người sử dụng lao động và người lao động, và tăng cường sự chú ý của các cấp có thẩm quyền về các vấn đề không được đưa ra trong các quy định của pháp luật hiện hành (để sửa đổi, bổ sung trong luật). Thanh tra lao động cũng điều tra các khiếu nại và giải quyết các tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Thanh tra lao động cũng tìm kiếm các hành vi vi phạm pháp luật và các quy định về an toàn vệ sinh lao động để phòng tránh tai nạn lao động và hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động an toàn. Thanh tra lao động xử lý các khiếu nại liên quan đến lao động và yêu cầu các cơ quan hữu quan thực hiện các hành động cần thiết.
Trường hợp vi phạm các điều luật nêu trên, thanh tra lao động sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật và phải bồi thường thiệt hại nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.
Các quy định của Bộ luật Lao động mới (2019) và Nghị định thi hành (2020) được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Nguồn: Điều 214-217 của Bộ luật Lao động, 2019; Luật Thanh tra (số 56/2010/QH12).
Người sử dụng lao động phải quan tâm
-
Luật Lao động, 2012 / Labour Code, 2012