Lao động cưỡng bức

This page was last updated on: 2023-06-13

Lao động cưỡng bức

Hiến pháp Việt Nam nghiêm cấm cưỡng bức lao động, phân biệt đối xử và sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu (theo quy định tại Bộ luật Lao động). Bộ luật Lao động nghiêm cấm cưỡng bức lao động dưới bất kì hình thức nào. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái với ý muốn của họ.

Các quy định của Bộ luật Lao động mới (2019) và Nghị định thi hành (2020) được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Nguồn: Điều 35 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (số 18/2013/L-CTN); Điều 3 (7), 8 (2) & 165 của Bộ luật Lao động, 2019.

Quyền tự do thay đổi công việc và quyền nghỉ việc

Theo quy định của Hiến pháp, công dân có quyền làm việc và lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. Người lao động có quyền thay đổi công việc sau khi thông báo cho người sử dụng lao động. Nếu vi phạm quy định về thời gian báo trước thì người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không được báo trước. Để biết thêm thông tin về điều này, xin vui lòng tham khảo phần Bảo đảm việc làm.

Các quy định của Bộ luật Lao động mới (2019) và Nghị định thi hành (2020) được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Nguồn: Điều 35 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (số 18/2013/L-CTN); điều 40 Bộ luật Lao động, 2019.

Inhumane Working Conditions

Người lao động có thể được yêu cầu làm việc thêm giờ tuy nhiên tổng số giờ làm việc không vượt quá 12 giờ một ngày vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ (50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày); không quá 30 giờ một tháng (cho cả công việc bình thường, nguy hiểm) và tổng số không quá 200 giờ trong một năm. Trong một số trường hợp đặc biệt, thì có thể được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm (Điều 106). Giới hạn 300 giờ áp dụng cho công việc nguy hiểm trong đó bao gồm cả lĩnh vực may mặc. Theo Bộ luật Lao động, giới hạn làm thêm giờ hàng tháng đã được nâng từ 30 giờ lên 40 giờ.

Làm thêm giờ phải là sự tự nguyện, với sự đồng thuận từ cả hai bên. Gây áp lực cho người lao động, trong bất kỳ hình thức nào, đều bị cấm. Để biết thêm thông tin về điều này, xin vui lòng tham khảo phần Tiền lương.

Các quy định của Bộ luật Lao động mới (2019) và Nghị định thi hành (2020) được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Nguồn: Điều 107-108 Bộ luật Lao động, 2019; Điều 2(1.2) (a) Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH.

Quy định về lao động cưỡng bức

  • Luật Lao động, 2012 / Labour Code, 2012
Loading...