Quấy rối tình dục nơi làm việc

This page was last updated on: 2023-06-13

Quấy rối tình dục nơi làm việc

Quấy rối tình dục và ngược đãi người lao động và người giúp việc gia đình bị cấm theo Bộ Luật lao động (Điều 08). Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu họ phải chịu sự ngược đãi, quấy rối tình dục, hoặc cưỡng bức lao động. Tuy nhiên, không có hình phạt cho người vi phạm những điều trên được quy định trong Bộ luật Lao động. Bộ luật Lao động đưa nó trở thành một đối tượng của các quy định nội bộ để thực hiện hành động chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Bộ luật Lao động mới 2019 định nghĩa quấy rối tình dục là bất kể hành vi nào có bản chất tình dục của một người đối với người khác tại nơi làm việc chống lại mong muốn của người đó. Quấy rối tình dục cũng đã được thêm vào danh sách các lỗi sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải.

Theo Quy định năm 2020, quấy rối tình dục có thể xảy ra dưới hình thức yêu cầu, đòi hỏi, gợi ý, đe dọa, dùng vũ lực để quan hệ tình dục đổi lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc bất kỳ hành vi tình dục nào do đó tạo ra một môi trường làm việc không an toàn, không thoải mái và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất, hiệu suất và cuộc sống của người bị quấy rối tình dục. Nó bao gồm các hành động, cử chỉ, tiếp xúc thân thể với cơ thể có tính chất gợi dục hoặc khêu gợi; quấy rối tình dục bằng lời nói: nhận xét hoặc trò chuyện tình dục hoặc khêu gợi trực tiếp, qua điện thoại hoặc thông qua phương tiện truyền thông điện tử; quấy rối tình dục không lời: ngôn ngữ cơ thể; hiển thị, mô tả giới tính hoặc các hoạt động tình dục trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện điện tử.

Nơi làm việc có nghĩa là bất kỳ địa điểm nào mà người lao động làm việc thực tế theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động, bao gồm các địa điểm hoặc không gian liên quan đến công việc như các hoạt động xã hội, hội nghị, buổi đào tạo, đi công tác, ăn uống, trò chuyện qua điện thoại, liên lạc qua các phương tiện điện tử, trên xe đưa đón do người sử dụng lao động cung cấp và các địa điểm khác do người sử dụng lao động quy định.

Người sử dụng lao động giúp việc gia đình cũng bị cấm ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động và sử dụng vũ lực hoặc bạo lực đối với người giúp việc gia đình.

Các quy định nội bộ phải bao gồm các hình thức kỷ luật đối với thủ phạm quấy rối tình dục và tố cáo sai sự thật, tùy thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi phạm tội cũng như việc bồi thường cho nạn nhân và các biện pháp khắc phục hậu quả.

Các quy định của Bộ luật Lao động mới (2019) và Nghị định thi hành (2020) được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Nguồn: Điều 8, 35, 118 (d), 125, 165 của Bộ luật Lao động, 2019; Điều 84-86 của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về Điều kiện lao động và Quan hệ lao động (số 145/2020/NĐ-CP).

Loading...