Làm việc và sinh con

This page was last updated on: 2023-06-13

Nghỉ do sinh con

Lao động nữ được nghỉ thai sản 06 tháng với điều kiện thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. Đối với trường hợp sinh đôi trở lên, tính từ con thứ hai trở đi người lao động được nghỉ thêm 01 tháng. Trong trường hợp nhận con nuôi dưới 6 tháng, người lao động có thể được nghỉ cho đến khi đứa trẻ được 6 tháng (thời gian nghỉ tối đa cho việc nhận con nuôi như vậy là 6 tháng).

Người lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được hưởng chế độ nghỉ thai sản theo quy định của luật Bảo hiểm xã hội: lao động nam có vợ sinh con; nhận trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi làm con nuôi; và người lao động nữ mang thai hộ.

Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai (10 ngày trong thời gian mang thai). Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 10-50 ngày tùy thuộc vào độ tuổi của thai nhi. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới sáu mươi ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc chín mươi ngày tính từ ngày sinh con; nếu con từ sáu mươi ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc ba mươi ngày. Lao động nữ thực hiện các biện pháp tránh thai được hưởng 7-15 ngày nghỉ tùy thuộc vào loại biện pháp tránh thai và được hưởng 5-15 ngày trong một năm cho việc dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh.

Lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Các quy định của Bộ luật Lao động mới (2019) và Nghị định thi hành (2020) được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Nguồn: Điều 139 và Điều 141 của Bộ luật Lao động, 2019; Điều 31-38 của Luật Bảo hiểm xã hội (Luật số 582014/QH13).

Thu nhập

Nghỉ thai sản là một hình thức nghỉ có lương và người lao động được hưởng nguyên lương, theo Luật Bảo hiểm xã hội. Thời gian nghỉ thai sản được thanh toán bởi cơ quan Bảo hiểm xã hội dựa trên toàn bộ tiền lương của người lao động. Người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ thai sản. Ngoài ra, lao động nữ sinh con còn được trợ cấp một lần tương đương với 02 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. Lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 6 tháng để được hưởng trợ cấp thai sản.

Lao động nữ được nghỉ thai sản 6 tháng. Họ được nghỉ thêm 30 ngày cho mỗi con tính từ con thứ hai trở đi.

Trong tất cả các trường hợp khác (khám thai khi mang thai, sẩy thai hoặc phá thai, tử vong của trẻ sơ sinh, và trong trường hợp thực hiện các biện pháp tránh thai), chế độ thai sản do cơ quan bảo hiểm xã hội trả đầy đủ tiền lương. Trong trường hợp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, người lao động được nhận 30% mức lương cơ sở. Nếu chỉ có người cha tham gia bảo hiểm xã hội, thì người cha được hưởng trợ cấp một lần một khoản tiền bằng 02 lần mức lương cơ bản cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Nguồn: Điều 38 & 39 của Luật Bảo hiểm xã hội (Luật số 58/2014//QH13).

Chăm sóc Y tế miễn phí

Các chi phí khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con được bảo hiểm y tế chi trả theo quy định tại Điều 21 của Luật Bảo hiểm y tế. Mức chi trả 100%, 95%, hoặc 80% chi phí của dịch vụ được bảo hiểm thanh toán, tùy thuộc vào đối tượng được bảo hiểm và dịch vụ y tế được sử dụng (như đã giải thích trong Điều 12 của Luật). Người lao động tham gia đóng bảo hiểm y tế với mức 6% tiền lương, tiền công hàng tháng (trừ một số trường hợp khác được quy định theo pháp luật).

Một Nghị định năm 2015 quy định khi có kiểm tra sức khỏe định kỳ, người lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám sức khỏe chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành.

Nguồn: Điều12, 13 & 21 của Luật Bảo hiểm Y tế (Luật số 25/2008 / QH12); Nghị định số 85/2015 / NĐ-CP

Quy định về làm việc và sinh con

  • Luật Lao động, 2012 / Labour Code, 2012
  • Luật Bảo hiểm Y tế, 2008 / Law on Health Insurance, 2008
Loading...