Ngày phép có trả lương / Nghỉ phép năm
Người lao động sau đủ 12 tháng làm việc thì được nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương theo thời gian như sau: 12 ngày làm việc đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm; và 16 ngày làm việc đối với người lao động làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại.
Đối với người lao động dưới 18 tuổi và người khuyết tật thì số ngày nghỉ hàng năm là 14 ngày. Cứ 05 năm làm việc cho 01 người sử dụng lao động, người lao động được hưởng thêm một ngày nghỉ hàng năm. Đối với người lao động có dưới một năm làm việc hoặc những người nghỉ việc khi chưa hết năm thì số ngày nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Số ngày nghỉ hàng năm được tính như sau: [số ngày nghỉ hàng năm (12 hoặc 14 hoặc 16) + số ngày nghỉ hàng năm tăng thêm theo thâm niên (mỗi 5 năm tăng thêm 01 ngày)/12 tháng] x số tháng làm việc thực tế trong năm. Phần dư lớn hơn hoặc bằng 0,5 được làm tròn lên 1 ngày.
Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. Người sử dụng lao động có có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động. Nếu người sử dụng lao động đã bố trí kế hoạch nghỉ phép hàng năm, tuy nhiên người lao động tự nguyện làm việc vào những ngày này, thì ngoài tiền lương trả cho ngày nghỉ có hưởng lương, người sử dụng lao động phải thanh toán đầy đủ tiền lương cho những ngày làm việc đó (200% mức lương bình thường cho ngày làm việc). Nếu người lao động chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm do người sử dụng lao động không bố trí được theo lịch nghỉ đã quy định, đồng thời yêu cầu người lao động đi làm thêm vào những ngày này thì người lao động được trả 300% mức tiền lương bình thường. Người lao động nhận lương theo thời gian hoặc theo sản phẩm được hưởng tổng cộng 400% mức lương bình thường để làm việc vào những ngày nghỉ hàng năm (100% lương bình thường + 300% cho ngày nghỉ phép năm chưa sử dụng).
Người lao động được nhận tiền cho những ngày phép hàng năm chưa nghỉ trong trường hợp nghỉ việc (do thôi việc, mất việc làm) hoặc các lý do khác. Việc chia nhỏ các ngày nghỉ hàng năm cũng được pháp luật cho phép.
Theo quy định của Bộ Luật Lao động mới (2019) và các Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động (2020) được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Nguồn: Điều 111-114 của Bộ luật Lao động, 2019; Điều 66 & 677 của Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về Điều kiện làm việc và Quan hệ lao động (số 145/2020/ND-CP).
Lương cho ngày nghỉ lễ chung
Người lao động được hưởng 11 ngày nghỉ có hưởng lương đầy đủ vào những ngày sau đây: 01 ngày vào Tết dương lịch theo lịch Dương lịch (ngày 01 tháng 1); 5 ngày Tết Nguyên đán (có thể nghỉ 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch); Ngày Giỗ tổ Hùng vương Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 âm lịch); Ngày Chiến thắng (30 tháng 4 dương lịch); Ngày Quốc khánh (ngày 02 tháng 9 dương lịch), vào đúng ngày 2 tháng 9 và một ngày trước hoặc sau ngày 2 tháng 9 (ngày mùng 1 hoặc mùng 3 tháng 9). Ngày nghỉ Tết Nguyên đán và ngày Quốc Khánh được quyết định hàng năm bởi Thủ tướng Chính phủ.
Theo quy định của Bộ Luật Lao động mới (2019) và các Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động (2020) được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Nguồn: Điều 111-112 của Bộ luật Lao động, 2019.
Ngày nghỉ trong tuần
Hàng tuần, người lao động được nghỉ 24 giờ liên tục (một ngày) vào chủ nhật hoặc bất kỳ ngày cố định nào khác trong tuần. Các ngày nghỉ hàng tuần phải được nêu rõ trong quy định nội bộ (của doanh nghiệp) hoặc thoả ước lao động tập thể. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày. Nếu ngày nghỉ lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo quy định của Bộ Luật Lao động mới (2019) và các Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động (2020) được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Nguồn: Điều 111 của Bộ luật Lao động, 2019.