This page was last updated on:
2023-06-13
Nghỉ phép do sinh con
Bộ luật Lao động không quy định cụ thể về việc nghỉ của lao động nam khi có con. Tuy nhiên, theo Điều 115 của Bộ luật Lao động, quyền lợi nghỉ phép cá nhân có thể được áp dụng trong trường hợp này. Không có quy định riêng nào về việc lao động nam nghỉ sinh con. Tuy nhiên trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội hoặc một trong hai người tham gia đóng bảo hiểm mà người mẹ bị chết trong khi sinh con, người cha hay bất kỳ người nào khác nuôi dưỡng con được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi.
Từ ngày 01 tháng 1 năm 2016, lao động nam tham gia bảo hiểm xã hội được nghỉ khi vợ sinh con, cụ thể: 05 ngày làm việc nếu vợ sinh thường; 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật hay sinh con dưới 32 tuần tuổi, 10 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi và từ con thứ ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày; 14 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh từ hai con trở lên và phải phẫu thuật. Thời gian nghỉ làm hưởng chế độ thai sản phải được thực hiện trong vòng 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Nguồn: Điều 115 của Bộ luật Lao động (Luật số 45/2019/QH14); Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội (Luật số 58/2014/QH13); Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Nghỉ phép liên quan đến cha mẹ
Không có quy định cụ thể về thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trong Bộ luật Lao động.
Tùy chọn linh động cho người lao động con chưa thành niên và các trách nhiệm gia đình khác
Không có quy định cụ thể được nêu ra trong Luật để hỗ trợ sự cân bằng giữa công việc - cuộc sống cho người lao động là cha mẹ hoặc người lao động có các trách nhiệm với gia đình. Tuy nhiên, Bộ luật Lao động cũng quy định thời gian làm việc ngắn hơn nếu người lao động và người sử dụng lao động đạt được thỏa thuận về thời gian làm việc ít hơn số giờ làm việc bình thường trong một ngày hoặc tuần trong trường hợp làm việc bán thời gian. Người lao động làm việc bán thời gian được hưởng lương, quyền và nghĩa vụ tương tự như của người lao động làm việc toàn thời gian, và được quyền bình đẳng về cơ hội, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, không bị phân biệt đối xử. Đây là một phần của chính sách của nhà nước để khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện cho cả lao động nam và lao động nữ làm việc thường xuyên và áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian linh hoạt, làm việc ít giờ hơn, làm việc bán thời gian.
Theo quy định của Bộ Luật Lao động mới (2019) và các Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động (2020) được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Nguồn: Điều 32 & 135(2) của Bộ luật Lao động, 2019
Quy định về Người lao động với trách nhiệm gia đình
-
Luật Lao động, 2012 / Labour Code, 2012