THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

New2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Để xác lập quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của hai bên trong quan hệ lao động, sau khi có sự thống nhất của người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp thuộc ngành Dệt May Việt Nam, chúng tôi gồm:

1. Đại diện người sử dụng lao động:

-Họ và tên: Ông Vũ Đức Giang

-Chức vụ: Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam

2. Đại diện tập thể lao động:

-Họ và tên: Ông Nguyên Tùng Vân

-Chức vụ: Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam

Ký kết Thỏa ước lao động tập thể ngành gồm những nội dung sau:

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh:

Thỏa ước này quy định về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người sử dụng lao động và tập thể người lao động ở các doanh nghiệp thuộc ngành Dệt May Việt Nam về tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng và một số thỏa thuận khác trong quan hệ lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng:

1. Thỏa ước lao động tập thể này áp dụng đối với người sử dụng lao động và tập thể người lao động trong các doanh nghiệp thỏa mãn đủ các điều kiện:

a) Thuộc Hiệp hội Dệt May Việt Nam và NSDLĐ của doanh nghiệp ủy quyền cho BCH Hiệp hội Dệt May Việt Nam thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành.

b) Có tổ chức công đoàn Thuộc Công đoàn Dệt May Việt Nam và công đoàn cơ sở ủy quyền hoặc đăng kí để Công đoàn Dệt May Việt Nam thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành.

2. Trong thời gian áp dụng, các doanh nghiệp SXKD trong lĩnh vực Dệt may chưa đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này nhưng NSDLĐ của doanh nghiệp ủy quyền cho BCH Hiệp hội Dệt May Việt Nam và được BCH Hiệp hội Dệt May Việt Nam chấp thuân, công đoàn cơ sở của doanh nghiệp ủy quyền cho Công đoàn Dệt May Việt Nam và được chấp thuận thì được áp dụng Thỏa ước lao động tập thể ngành.

3. Trong thời gian áp dụng, đối với doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này có sự sáp nhập thì thỏa ước lao động tập thể ngành tiếp tục có hiệu lực khi doanh nghiệp nhận sáp nhập có số lao động được tiếp tục sử dụng chiếm trên 50% tổng số lao động sau khi sáp nhập.

4. Các trường hợp hợp nhất, chia, tách, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng tài sản và sáp nhập doanh nghiệp không theo quy định tại khoản 3 Điều này thì người sử dụng lao động và tập thể người lao động của doanh nghiệp mới có văn bản đồng ý thì tiếp tục thực hiện thỏa ước này.

Điều 3. Cam kết chung:

1. Người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp quy định tại Điều 2 thỏa ước này cam kết:

a) Thực hiện đúng quy định pháp luật lao động, thỏa ước này và thỏa ước lao động, nội quy, quy chế của doanh nghiệp.

b) Bảo đảm việc làm ổn định, từng bước tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp.

c) Tao điều kiện cho người lao động tích cực học tập, nâng cao trình độ, tay nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật, phát huy hết khả năng trong công việc.

d) Bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được tham gia các tổ chức đoàn thể theo quy định của pháp luật.

đ) Xây dựng và thực hiện văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp phù hợp với văn hóa ứng xử của cộng đồng.

e) Thực hiện bình đẳng giới và những quy định ưu tiên của Nhà nước đối với lao động nữ.

2. Tập thể người lao động trong các doanh nghiệp quy định tại Điều 2 thỏa ước này cam kết:

a) Thực hiện đúng quy định pháp luật lao động, thỏa ước này, nội quy, quy chế, thỏa ước lao động của doanh nghiệp và hợp đồng lao động đã ký kết.

b) Tích cực học tập nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

c) Có tinh thần đoàn kết, xây dựng vì mục tiêu chung của doanh nghiệp.

d) Tham gia xây dựng và thực hiện văn hóa ứng xử của doanh nghiệp.

e) Thực hiện trình tự giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Về lương tối thiểu:

Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thỏa ước lao động tập thể này áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định trong từng thời kỳ.

Điều 5. Về thang lương, bảng lương:

1. Các doanh nghiệp tham gia thỏa ước lao động tập thể ngành khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động không được trái với quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành môt số Điều của Bộ luật Lao động về tiền lương và các thông tư hướng dẫn thực hiện, đồng thời phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

a) Thang lương, bảng lương phải được thiết kế phân biệt cụ thể theo từng ngành nghề hoặc nhóm ngành nghề, gồm:Nhóm các chức danh quản lý doanh nghiệp (Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc...);

- Nhóm các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ;

- Nhóm các chức danh thừa hành, phục vụ;

- Nhóm các chức danh của công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh.

b) Đối với các chức danh quản lý: thiết kế lương phân biệt theo cấp bậc chức vụ cao thấp và mức độ đảm trách nhiệm vụ quản lý trong doanh nghiệp.

c) Đối với lao động chuyên môn, nghiệp vụ: mỗi ngành nghề hoặc nhóm ngành nghề có cùng tính chất phức tạp công việc thiết kế một ngạch lương.

Trường hợp, trong cùng nhóm ngành nghề có sự phân biệt về vị trí, mức độ phức tạp công việc thì thiết kế thành một số ngạch lương, giữaa các ngạch phải thể hiện được sự cao thấp về vị trí, mức độ phức tạp công việc và yêu cầu trinh độ chuyên môn, nghiệp vụ.

d) Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh:

- Mỗi ngành nghề, công việc hoặc nhóm ngành nghề công việc có cùng tính chất phức tạp công việc thiết kế một nhóm lương.

- Trong ngành nghề, công việc hoặc nhóm ngành nghề công việc có cùng tính chất phức tạp công việc nhưng có sự khác biệt về điều kiện lao động thì thiết kế phân biệt theo nhóm điều kiện lao động bình thường, điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Tiền lương (tính theo hệ số hoặc tiền tuyệt đối) ở các bậc lương của nhóm điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với tiền lương ở các bậc lương tương ứng của nhóm điều kiện lao động bình thường.

Trường hợp không thiết kế thành các nhóm lương thì doanh nghiệp phải quy định thành chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm, bảo đảm công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với điều kiện lao động bình thường.

d) Số bậc trong mỗi ngạch lương hoặc nhóm lương thiết kế không quá 15 bậc. Mức lương bậc một (thấp nhất) trong thang lương, bảng lương quy định đối với lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 10% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

e) Khi xây dựng thang, bảng lương, doanh nghiệp phải ban hành kèm theo:

- Hệ thống chức danh, tiêu chuẩn áp dụng từng ngạch lương, nhóm lương trong hệ thống thang lương, bảng lương;

- Tiêu chuẩn, điều kiện nâng ngạch, chuyên ngạch lương, nhóm lương;

- Tiêu chuẩn, điều kiện nâng bậc lương, trong đó cứ sau 1 đến 2 năm phải xét nâng môt bậc lương cho người lao động phù hợp với thang, bảng lương đã xây dựng.

g) Định mức lao động được xây dựng theo nguyên tắc quy định tại Nghị định số 49/2013/ND-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ.

2. Các doanh nghiệp có trách nhiệm căn cứ các nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều này để điều chỉnh lại hệ thống thang lương, bảng lương, định mức lao động cho phù hợp và gửi cơ quan lao động địa phương theo quy định.

Điều 6. Về chế độ phụ cấp lương:

1. Khi xây dựng thang, bảng lương doanh nghiệp đồng thời xây dựng các khoản phụ cấp lương phù hợp với điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Khi xây dựng, để bảo đảm tính thống nhất tương đối trong ngành, các doanh nghiệp tập trung quy định theo 3 nhóm phụ cấp như sau:

a) Nhóm các khoản phụ cấp quy định theo chức trách, nhiệm vụ quản 1ý công việc như phụ cấp theo chức vụ, phụ cấp trách nhiệm...;

b) Nhóm các khoản phụ cấp theo tính chất điều kiện lao động, địa bàn lao động như phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp đi lại...;

c) Nhóm các khoản phụ cấp có tính chất khuyến khích như phụ cấp chuyên cần, phụ cấp thâm niên, phụ cấp xa nhà, phụ cấp nhà ở...

Điều 7. Chế độ ăn giữa ca:

1. Các doanh nghiệp, tùy theo điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, mức giá sinh hoạt tại địa bàn hoạt động, áp dụng chế độ ăn giữa ca tương ứng với các vùng được Nhà nước quy định về mức lương tối thiểu vùng với mức ít nhất là:

-13.000 đồng/người/ca (kể cả ca làm thêm) đối với vùng 1, vùng 2 là 12.000 đồng, vùng 3 là 11.000 đồng và vùng 4 là 10.000 đồng.

- Căn cứ vào mức ăn giữa ca quy định ở trên và tình hình biến động giá cả sinh hoạt tại địa phương, NSDLĐ và BCH công đoàn cơ sở thỏa thuận tăng mức ăn ca hoặc tổ chức bữa ăn tiết kiệm các loại phụ phí đảm bảo chất lượng bữa ăn cho NLĐ.

2. Định kỳ, 6 tháng hoặc 1 năm căn cứ vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tình hình giá cả sinh hoạt, người sử dụng lao động trao đổi, thống nhất với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở điều chỉnh mức tiền ăn giữa ca tăng phù hợp.

Điều 8. Tiền thưởng:

1. Hàng năm, căn cứ vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động có trách nhiệm thưởng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo các hình thức như: tháng lương thứ 13; thưởng cho người lao động có nhiều thành tích đóng góp cho doanh nghiệp; thưởng vào dịp lễ tết; thưởng cho người có thành tích trong các phong trào thi đua do doanh nghiệp hoặc các tổ chức, đoàn thể phát động và các hình thức thưởng khác.

2. Người sử dụng lao động, sau khi tham khảo ý kiến Ban Chấp hành công đoàn cơ sở ban hành quy chế thưởng và công bố công khai trong doanh nghiệp. Trong quy chế xác định rõ các hình thức thưởng, mức thưởng, đối tượng và tiêu chuẩn, điều kiện xét thưởng.

Điều 9. Một số chế độ khác:

1. Hàng năm, người sử dụng lao động, sau khi thống nhất với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, có trách nhiệm chi hỗ trợ trong các trường hợp:

a) Chi đầu tư xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi;

b) Chi mừng người lao động kết hôn;

d) Chi phúng viếng cha mẹ (cả bên vợ và bên chồng), vợ hoặc chồng, con của người lao động mất; người lao động mất;

e) Chi tặng quà lao động nữ vào ngày 8 tháng 3 và ngày 20 tháng 10 hàng năm.

f) Chi hỗ trợ người lao động, gia đình người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn.

g) Chi cho các hoạt động phong trào văn thể mỹ.

h) Các khoản chi khác.

2. Mức chi cụ thể cho các khoản quy định tại khoản 1 Điều này phải được công bố công khai trong doanh nghiệp.

Điều 10. Thu nhập bình quân tối thiểu:

1. Người lao động là công nhân nếu làm việc đầy đủ theo thời gian làm việc tiêu chuẩn (đủ 12 tháng và đủ thời gian tiêu chuẩn trong tháng) trong điều kiện lao động bình thường và đảm bảo định mức lao động, chất lượng thì hàng năm, người sử dụng lao động bảo đảm mức thu nhập bình quân (gồm tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng; không kể ăn ca và các khoản nộp bảo hiểm), tương ứng với các vùng 1, 2, 3, 4 được Nhà nước quy định về mức lương tối thiểu vùng, ít nhất là:

+ 3,15 triệu đồng/người/tháng đối với vùng 1;

+ 2,85 triệu đồng/người/tháng đối với vùng 2;

+ 2,6 triệu đồng/người/tháng đối với vùng 3;

+ 2,4 triệu đồng/người/tháng đối với vùng 4.

2. Hàng năm, căn cứ tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê công bố, người sử dụng lao động có trách nhiệm trao đổi với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở để điều chỉnh mức thu nhập quy định tại khoản 1 Điều này cho phù hợp.

Điều 11. Đảm bảo duy trì và cải thiện các chế độ đã đạt được

Đối với doanh nghiệp đã đạt được mức cao hơn các chế độ quy định trong thỏa ước tập thể ngành tại thời điểm ký kết thì người sử dụng lao động phải đảm bảo tối thiểu bằng các mức đó.

Điều 12. Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng một số chế độ

Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng một số chế độ cao hơn so với quy định của pháp luật hoặc pháp luật chưa quy định cho người lao động như: mua bảo hiểm thân thể 24/24 giờ, giảm giờ làm thêm, trợ cấp thai sản cho lao động nữ sinh con trong kế hoạch...

Điều 13. Tranh chấp lao động:

1. Trong thời gian áp dụng, nếu người sử dụng lao động thực hiện đúng các nội dung theo thỏa ước lao động tập thể này thì tập thể lao động trong doanh nghiệp không tự ý tổ chức đình công về những nội dung đã được thỏa thuận.

2. Trường hợp tập thể lao động trong doanh nghiệp đình công không theo đúng trình tự thủ tục quy định tại chương 14 của Bộ luật Lao động năm 2012, các Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện, thì ngay sau khi xảy ra đình công, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở của doanh nghiệp phải cử đại diện để đàm phán với NSDLĐ về những yêu cầu của tập thể người lao động.

Điều 14. Sửa đổi, bổ sung

Sau 6 tháng kể từ ngày có hiệu lực, mỗi bên có quyền yêu câu sửa đổi bổ sung thỏa ước lao động tập thể ngành. Việc sửa đổi, bổ sung được tiến hành theo quy định tại Điều 77 của Bộ luật Lao động năm 2012 và các quy định pháp luật hiện hành.

Điều 15. Trách nhiệm của Công đoàn Dệt May và Hiệp hội Dệt May Việt Nam

1. Công đoàn Dệt May Việt Nam có trách nhiệm:

- Chỉ đạo các công đoàn cơ sở trực thuộc (điểm b khoản 1 Điều 2) và đề nghị Các công đoàn cơ sở có ủy quyền (khoản 2 Điều 2) thực hiện thỏa ước lao động tập thể ngành đã được ký kết theo quy định.

- Giám sát các công đoàn cơ sở tham gia Thỏa ước tập thể ngành trong việc thực hiện thỏa ước và định kỳ đánh giá để đề xuất thương lượng sửa đổi, bổ sung.

- Phổ biến, tuyên truyên, giáo dục đoàn viên công đoàn nắm vững kiến thức pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật và thỏa ước lao động tập thể ngành, Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp.

2. Hiệp hội Dệt May Việt Nam có trách nhiệm:

- Chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên (điểm a khoản 1 Điều 2) và đề nghị các doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 2 chủ động phối hợp với công đoàn cơ sở của doanh nghiệp thực hiện thỏa ước lao động tập thể ngành đã được ký kết theo quy định.

- Giám sát các doanh nghiệp tham gia thỏa ước tập thể ngành trong việc thực hiện thỏa ước và định kì đánh giá để đề xuất thương lượng sửa đổi, bổ sung.

- Gửi thỏa ước lao động tập thể ngành đến cơ quan quản lý Nhà nước (Điều 75 Bộ luật Lao động năm 2012) và chi trả các chi phi liên quan theo quy định tại Điều 82 Bộ luật Lao động năm 2012.

3. Khi có tranh chấp lao động dẫn đến đình công hoặc ngừng việc tập thể. Hiệp hội Dệt May Việt Nam và Công đoàn Dệt May Việt Nam phải cử đại diện phối hợp cùng với doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan giải quyết tranh chấp kịp thời theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Hiệu lực thi hành:

1. Thỏa ước này được áp dụng trong thời gian 3 năm, kể từ ngày ký.

2. Trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể này có hiệu lực, người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở có trách nhiệm tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước, nội quy, quy chế của doanh nghiệp theo quy định, bảo đảm nguyên tắc các nội dung thỏa ước, nội quy, quy chế của doanh nghiệp không được trái với các nội dung quy định tại thỏa ước lao động tập thể này.

Thỏa ước này được ký kết tại Hà Nôi, ngày 24 tháng 3 năm 2014.

VNM Vietnam Textile and Apparel Association - 2014

Ngày bắt đầu: → 2014-03-24
Ngày kết thúc: → 2017-03-23
Được phê duyệt bởi: → Ministry
Đã được phê duyệt ngày: → 2014-03-24
Tên ngành: → Sản xuất
Tên ngành: → Sản xuất vải sợi
Khu vực công/ khu vực tư nhân: → Trong khu vực cá nhân
Kết luận bởi:
Tên của Hiệp hội: → Hiệp hội Dệt May Việt Nam
Tên của Tổ chức công đoàn: →  Công đoàn Dệt May Việt Nam

VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

Trả lương công bằng cho công việc có giá trị như nhau: → Không
Các điều khoản phân biệt đối xử ở nơi làm việc: → Có
Cơ hội thăng tiến bình đẳng cho lao động nữ: → Không
Cơ hội được đào tạo và đào tạo lại bình đẳng cho lao động nữ: → Không
Bình đẳng giới trong đội ngũ cán bộ công đoàn tại nơi làm việc: → Không
Các điều khoản về quấy rối tình dục tại nơi làm việc: → Không
Các điều khoản về bạo lực tại nơi làm việc: → Không
Chế độ nghỉ đặc biệt cho công nhân bị bạo lực gia đình: → Không
Hỗ trợ cho lao động khuyết tật nữ: → Không
Giám sát về bình đẳng giới: → 

TIỀN LƯƠNG

Tiền lương được xác định theo thang bảng lương: → No
Quy định về tuân thủ mức lương tối thiểu do Chính phủ đã công bố: → Có
Đã thỏa thuận được mức lương thấp nhất theo: → Months
Mức lương thấp nhất: → VND 2400000.0
Điều chỉnh tiền lương khi các chi phí sinh hoạt tăng: → 

Chỉ thanh toán thêm một lần

Chỉ thanh toán thêm một lần theo doanh thu của doanh nghiệp: → Có

Phụ cấp công việc nặng nhọc

Phụ cấp công việc nặng nhọc: → 7% của lương cơ bản

Phụ cấp thâm niên

Phụ cấp thâm niên sau khi: → 1 số năm làm việc

Phiếu ăn

Trợ cấp bữa ăn: → Có
→ 10000.0 mỗi bữa ăn
Hỗ trợ pháp lý miễn phí: → 
Loading...